Theo hệ thống giám sát dịch bệnh (Bộ Y tế), đến cuối tháng 8 năm 2024, cả nước đã ghi nhận 65 ca tử vong do bệnh dại, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023 (59).
Tính đến ngày 30/8/2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội chưa ghi nhận ca bệnh Dại trên người, nhưng đã ghi nhận 03 ổ dịch Dại trên chó tại xã Minh Trí, Hồng Kỳ và Đức Hòa huyện Sóc Sơn.
Trên địa bàn quận Long Biên trong nhiều năm trở lại đây chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Dại cũng như ổ dịch Dại trên động vật. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các phòng tiêm chủng trên địa bàn quận, số người đến tiêm vắc xin phòng dại tăng cao hơn 77,31% so với cùng kì năm 2023. Theo báo cáo của Trạm chăn nuôi và thú y quận, tỷ lệ tiêm đàn chó mèo đến cuối tháng 8 năm 2024 là 93.4%, tuy nhiên vẫn còn tình trạng mua bán tự do, giết mổ chó mèo không rõ nguồn gốc, chó thả rông không rọ mõm vẫn diễn ra trên địa bàn quận. Do đó tiềm ẩn nguy cơ cao ghi nhận ổ dịch dại ở người và động vật trên địa bàn quận.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại đều tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như sau:
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng hay nước rửa bát, các chất tẩy rửa thông thường,…. liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dạ
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
5. Các phòng tiêm chủng có triển khai tiêm vacxin phòng dại trên địa bàn:
TTTC Gióng Long Biên
|
Số 43 Trường Lâm, Đức Giang - LB – HN.
|
0972401833
|
TTTC Gióng Sài Đồng
|
Số 3 Hoàng Thế Thiện - Sài Đồng - LB – HN.
|
0969494746
|
Phòng tiêm Thạch Bàn
|
Số 60 phố Ngọc Trì, Thạch Bàn, LB, Hà Nội.
|
02438311666
|
Phòng tiêm TTYT quận
|
Ngõ 1 Bùi Thiện Ngộ, Giang Biên, LB, HN
|
02438779171
|
TTTC VNVC Long Biên
|
69A1, Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên
|
0989586111
|
TTTC VNVC Việt Hưng
|
C4 BT04 Bùi Thiện Ngộ Giang Biên, LB, HN
|
0287102 6595
|
(TTCC: Trung tâm tiêm chủng)
6. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, chủ vật nuôi không thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại theo quy định bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
7. Chủ nuôi chó không đeo rọ mõm cho chó, hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
8. Trường họp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo Nghị định số 167/2013/NĐ-Cp ngày 12/11/2013 của Chính Phủ.
|