PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

Hiện tại, tình hình dịch bệnh năm 2024 tại Hà Nội đang có xu hướng diễn biến phức tạp, bất thường, khác so với các năm trước đây. Tính đến hết tuần 18, các dịch bệnh sốt xuất huyết tăng 2,7 lần, tay chân miệng tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt đối với dịch bệnh ho gà (hiện đã ghi nhận 63 ca) tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 (0 ca). Trong đó, quận Long Biên ghi nhận số trường hợp mắc Sốt xuất huyết tăng 1,5 lần, tay chân miệng tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt trong vòng 04 năm trở lại đây chưa ghi nhận trường hợp mắc ho gà, tuy nhiên từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 05 trường hợp mắc ho gà rải rác tại 04/14 phường. Trong số các trường hợp mắc ho gà trên, đáng chú ý có trường hợp hơn 02 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng có thể đã và đang hình thành lỗ hổng miễn dịch của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin phòng bệnh, điều này dẫn đến nguy cơ cao bùng phát trở lại nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Để chủ động phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và phòng tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn quận đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm và có vắc xin phòng bệnh như Ho gà, Sởi – Rubella, Viêm màng não do não mô cầu, Cúm.., người dân cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tổ chức rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh của trẻ.

2. Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ đúng lịch, bổ sung các mũi tiêm còn thiếu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

3. Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà khi xuất hiện có biểu hiện nghi ngờ của bệnh như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban…

4. Đối với cá nhân:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hàng ngày.

- Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng.

- Thực hiện các biên pháp che đậy, phòng chống côn trùng đốt.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; bổ sung hợp lý vitamin, khoáng chất.

- Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh cần thực hiện phòng hộ cá nhân như: đeo khẩu trang,…

5. Đối với môi trường xung quanh:

- Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông thoáng khí hàng ngày.

- Thực hiện vệ sinh loại bỏ dụng cụ chứa nước lưu cữu trong nhà, môi trường xung quanh khu vực sinh sống.

- Vệ sinh bằng xà phòng hoặc chất tẩy thông thường từ 1-2 lần/ngày.

Hiện tại, Trung tâm Y tế quận Long Biên đã triển khai tiêm vắc xin dịch vụ tại 15 điểm tiêm chủng của Trung tâm (điểm tiêm tại Phòng khám đa khoa Trung tâm và 14 Trạm Y tế phường). Người dân hãy cho trẻ đến các điểm tiêm để tiêm vắc xin phòng bệnh.

Ngày đăng: 15/05/2024
Thông tin liên quan
BÀI TUYÊN TRUYỀN: PrEP GIÚP BẠN DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
BÀI TUYÊN TRUYỀN: TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC “K=K” (KHÔNG PHÁT HIỆN BẰNG KHÔNG LÂY TRUYỀN)
BÀI TUYÊN TRUYỀNPHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI
Lợi ích của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
Phòng chống đuối nước trẻ em
Phòng chống bệnh tăng huyết áp
Hưởng ứng Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2024
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Tác hại của việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử.
Ý nghĩa Ngày Dân số thế giới 11/7 năm 2024

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LONG BIÊN

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Lô HH03 Khu đô thị Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.36525095
Email: ttytqlb@hanoi.gov.vn
Copyright 2024 © trungtamytelongbien.vn
Thiết kế website bởi: quyquanganh@gmail.com - phone: 0983.219.993
Lên đầu trang
Xuống cuối trang